Eleven Madison Park của thành phố New York là nhà hàng đẳng cấp thế giới xét theo mọi phương diện. Thực tế, nó là một trong 5 nhà hàng tốt nhất thế giới, và đồ ăn ở đây sẽ có giá khoảng vài trăm đô – chưa tính rượu.
Nhưng giả sử bạn đã tiết kiệm được cho mình một số tiền, và bạn đã đặt chỗ trước. Menu mà bạn nhận trông như thế này:
Tuyệt vời. Một menu được thiết kế bởi Juliette Cezzar, gọn gàng, và chỉ chứa những thông tin thiết yếu – thành phần chính của món ăn, được sắp xếp theo lưới có kích thước 4×4. Vậy nên, việc cho thêm khoảng trống vào xung quanh những thứ quan trọng, giúp cho những thứ ấy dễ nhìn hơn, được chứng minh là một trong những yếu tố chính của định hướng thị giác.
Đáng tiếc, là mô hình thực tế cho thiết kế menu, việc làm trên khá vô dụng. Eleven Madison Park là một trường hợp rất cá biệt. Đây là một nhà hàng có danh tiếng rất tốt, khách hàng có thể đặt món dựa trên sự tin tưởng, mà thậm chí không cần đọc miêu tả của món ăn.
Tuy nhiên, hầu hết menu nhật, hàn hay trung quốc đều cần phải cung cấp nhiều thông tin hơn, chí ít phải bao gồm phân loại món ăn (món khai vị, món chính, tráng miệng), miêu tả, và giá cả,
Một menu thông thường sẽ trông như thế này:
Được thiết kế bởi Tag Collective, đây là một menu thống nhất một cách hoàn hảo, nhưng ít thu hút. Nó được sắp xếp theo thứ tự và có cố gắng để trông đa dạng và thu hút. Nhưng đây cũng là một menu chứa quá nhiều thông tin, định hướng thị giác quá kém. Kết quả là khi mới nhìn vào, ta thấy menu này rất dày đặc và ngộp. Nó thiếu mất một yếu tố mà menu của Eleven Madison Park rất yêu thích: khoảng trống.
Mục đích của sự tương phản này chính là để chứng minh tầm quan trọng chính của định hướng thị giác trong thiết kế menu, nơi mà các nhà thiết kế thường phải nhồi nhét nhiều thông tin vào một không gian không được rộng cho lắm. Nếu bạn chưa biết đến khái nghiệm định hướng thị giác, thì bài viết này sẽ giúp bạn thông qua những thông tin cơ bản về định hướng thị giác.
Cơ bản là, một số nguyên tắc để giúp một thông tin đồ họa nào đó dễ nhìn thấy hơn – cao hơn trong định hướng – hơn những thông tin khác. Lớn hơn thay vì bé hơn, trên thay vì dưới, bên trái thay vì bên phải (đối với những nền văn hóa đọc từ trái sang phải), nhiều màu sắc thay vì chỉ có xám, đậm thay vì mảnh: đây là tất cả những cách để tạo nên ưu thế về thị giác.
Bài viết này sẽ đề cập lại định hướng thì giác, cụ thể là với việc thiết kế menu. Được chia thành 5 mục sau:
- Khoảng không
- Căn lề
- Viền
- Phông chữ
- Màu sắc
Chúng tôi nghĩ rằng các thiết kế menu dưới đây sẽ là ví dụ cho những nguyên tắc này, tìm ra một cách thức phù hợp giữa 2 phương hướng tiếp cận được nêu trên.
Khoảng không
Thiết kế của Evelen Madison Park và Crespella và hai ví vụ cho tầm quan trọng của việc sắp xếp khoảng trống hợp lý: menu nhà hàng đầu tiên có rất nhiều khoảng trống, trong khi cái còn lại có quá ít khoảng trống.
Chúng tôi nghĩ rằng thiết kế dưới đây có sự cân bằng tốt, xung quanh các văn bản quan trọng có không gian giúp dễ đọc và giúp chính những văn bản ấy nổi bật lên như một thứ quan trọng.
-
Căn lề
Căn chỉnh là một nguyên tắc định hướng đơn giản: nếu văn bản nằm trong cùng một hàng, thì chúng chắc chắn phải đứng chung với nhau thành một nhóm. Hoặc bạn có thể tạo ra những dấu hiệu nhóm như sử dụng chung một kiểu, kích cỡ và độ đậm của chữ cho các văn bản thuộc một nhóm.
Hãy chú ý rằng, việc căn chỉnh hơi bất cân đối một chút cũng có thể mang lại một hiệu ứng tích cực. Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Dưới đây là thiết kế bàn của Ellie, một thiết kế menu lộn xộn, giúp cho các thông tin trông có sức sống vá cá tính hơn.
-
Viền
Nếu menu của bạn ngày càng có nhiều món hơn, thì bạn nên phân cách giữa các thông tin khác nhau bằng cách sử dụng đường kẻ hoặc viền. Đây cũng là một cách đơn giản giúp các món ăn có định hướng thị giác thấp trong menu trở nên thu hút hơn, dù cho lý do có là bạn đã đặt chúng ở lề hay chúng có kích thước nhỏ để tiết kiệm không gian đi chăng nữa.



-
Phông chữ:
Thực tế, phông chữ bao gồm rất nhiều thứ: kích cỡ, trọng lượng ( in đậm), in nghiêng, phông chữ. Kích thước chữ hay trọng lượng chữ càng lớn, hiển nhiên sẽ khiến cho thông tin trở nên nổi bật hơn trong định hướng thị giác, và đôi khi bản thân thiết kế của phông chữ cũng đã mang một tính cách rõ ràng hay kín đáo.
Kết hợp nhiều phông chữ và thay đổi những thuộc tính trên sẽ mang lại nhiều chất lượng vô hình hơn, thứ mà các nhà thiết kế thường gọi là “kết cấu”.




Màu sắc
Không cần phải nói, đặt những màu sắc đối lập cạnh nhau như đen và trắng, chính là một cách hiệu quả để khiến cho những mục có màu sắc sặc sỡ trở nên nổi bật. Tuy nhiên, màu sắc còn được sử dụng theo cách liên quan đến định hướng nữa.
Sử dụng màu sắc khác nhau để tô thông tin trong những danh mục khác nhau với các hình chụp ảnh món ăn nổi bật, giúp chúng dễ nhìn hơn. Thêm vào đó, việc đổ màu nền cho những thông tin ấy cũng sẽ giúp mang lại hiệu ứng tương tự. Không bao giờ được coi nhẹ tầm quan trọng của việc kết hợp màu sắc phù hợp.
Bài gốc :
https://99designs.com/blog/tips/visual-hierarchy-menu-design/